Thursday 24 September 2015

Hướng dẫn cách làm mứt Xoài

Hướng dẫn cách làm mứt Xoài
Món mứt xoài trong, dai dai, dẻo dẻo chắc chắn sẽ là món hết đầu tiên khi khách đến chơi nhà. Một món ăn không thể thiếu trong phong cách ẩm thực tết cổ truyền Việt Nam.
- Cách làm sườn xào chua ngọt
- Cách làm bánh tráng trộn

Nguyên liệu:

- Xoài xanh chua

- Đường cát

- Phèn chua

- Nước vôi trong
Thực hiện:

Bước 1: xoài xanh rửa sạch, gọt vỏ, xắt miếng vừa.
Bước 2: Đem ngâm xoài xanh với nước vôi trong trong khoảng 4-6h rồi vớt ra, xả lại dưới vòi nước lạnh vài lần cho hết mùi vôi.
Bước 3: Chuẩn bị nồi nước khoảng 2 lít nước và 1 thìa ăn cơm phèn chua, cho phèn vào nước cho tan hết rồi đem đun sôi.
Bước 4: nước sôi trút xoài vào trần qua trong khoảng 1 phút, đổ ra rá sạch và xả lại vài lần dưới vòi nước để hết nước phèn.
Bước 5: Xoài để ráo, đem ướp với đường theo tỉ lệ: 1kg xoài- 600gr đường, cho đến khi đường tan hết.
Bước 6: Đường tan đem sên với mức lửa nhỏ, thi thoảng đảo xoài để xoài được trong đều.
Bước 7: Miếng xoài trong, nước đường cô lại thì tắt bếp. Nếu thích ăn ướt thì sấy xoài trong tủ lạnh, hoặc muốn xoài khô hơn thì đem sấy trong lò ở nhiệt độ 100oC trong vòng 40-60 phút.
Yêu cầu thành phẩm:

Mứt xoài dẻo đạt yêu cầu phải có màu trong hấp dẫn, dai dai, dẻo dẻo, chua chua, ngọt ngọt thơm phức.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món mứt xoài dẻo này nhé!

Hướng dẫn cách làm Dưa cải thảo

Hướng dẫn cách làm Dưa cải thảo
Ngoài dưa kiệu hay dưa món ăn trong dịp Tết, còn có món dưa rất dễ làm và cũng rất ngon, đó là Dưa cải thảo muối kiểu kim chi.
- Cach lam kem chuoi ngon
- Cach lam caramen

Mâm cơm ngày Tết với các món ăn cầu kỳ nhiều đạm và nhiều dầu mỡ sẽ khiến chúng ta cảm thấy ngán và không còn ngon miệng nữa. Đó là lý do vì sao trong bữa ăn ngày Tết thường phải có các món dưa muối hay món gỏi, một cách cân bằng khẩu vị và dinh dưỡng rất hiệu quả. Cách làm dưa này đơn giản hơn làm kim chi rất nhiều, nhưng thành quả thì hấp dẫn không kém.

Nguyên liệu:

- Cải thảo: 500 gram
- Cà rốt: 1 củ vừa
- 1 nhánh gừng nhỏ, ớt trái, hành lá, ớt bột, tỏi
- Gia vị: muối, đường, nước mắm ngon
Thực hiện:

Bước 1: Cải thảo tách từng lá, rửa sạch với nước muối, để ráo nước.
Bước 2: Xắt cải thào thành từng lát xéo vừa ăn (như nấu canh).
Bước 3: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, xắt lát mỏng, có thể tỉa thành hình hoa mai cho đẹp.
Bước 4: Gừng bỏ vỏ, xắt lát mỏng. Hành lá cắt khúc. Tỏi ớt băm nhuyễn, chừa lại vài trái ớt để nguyên.
Bước 5: Trộn chung tất cả các nguyên liệu trên với muối, đường và ớt bột. Nếm mằn mặn, ngòn ngọt là được. Thêm xíu nước mắm ngon.
Bước 6: Để dưa cải thảo khoảng vài giờ, khi dưa ra nước xâm xấp thì cho vào keo thủy tinh, đậy kín nắp.
Bước 7: Sau đó để dưa khoảng 1-2 ngày cho lên men. Cất vào tủ lạnh ăn dần.

Món dưa cải thảo muối kiểu kim chi này cân bằng giữa các vị mặn, ngọt, chua và cay, kích thích vị giác, giúp cho bữa ăn thêm ngon miệng. Có thể ăn kèm dưa cải thảo với thịt kho hột vịt, các món cơm chiên hoặc các món nướng như bạch tuộc nướng, sườn nướng muối ớt… đều rất ngon.

Chúc các bạn thành công với món dưa cải thảo muối kiểu kim chi!

Hướng dẫn cách làm Salad dưa chuột cay kiểu Tàu

Hướng dẫn cách làm Salad dưa chuột cay kiểu Tàu
Món salad dưa chuột giòn giòn, cay cay này chắc chắn sẽ khiến bữa cơm ngày Tết bớt ngán. Lên thực đơn món ngon này cho bữa cơm ngày tết nhé các chị em nội trợ.
- Cach lam kem chuoi
- Cach lam mut dua

Nguyên liệu:

- 900g dưa chuột
- ½ - 1 muỗng cà phê muối
- 2-3 muỗng canh giấm gạo
- 1/2-1 muỗng canh dầu mè
- 1/2 muỗng canh đường
- 2-3 muỗng canh xì dầu
- 1/2-1 muỗng canh tương ớt, vừa ăn (tùy chọn)
Cách làm:

Dưa chuột rửa sạch, nạo vỏ. Cắt đôi quả dưa chuột theo chiều dọc rồi nạo bỏ lõi.
Sau đó, cắt dưa chuột thành các miếng có kích cỡ khoảng 0,6cm.
Cho dưa chuột ra bát, rắc muối và trộn đều. Sau đó cho dưa vào trong tủ lạnh khoảng 1 giờ. Sau đó, dùng tay bóp dưa chuột cho ra bớt nước.
Trong một bát vừa, trộn dưa chuột với giấm gạo, dầu mè, đường. Thêm ít xì dầu và trộn đều. Sau đó, cho tương ớt vào, đảo đều.
Giờ bạn chỉ việc thưởng thức salad dưa chuột luôn hoặc để dành trong tủ lạnh một vài ngày.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món salad dưa chuột cay nhé!

Hướng dẫn cách làm mứt me chua cho ngày tết

Hướng dẫn cách làm mứt me chua cho ngày tết
Món mứt me vừa có vị chua chua lại ngọt ngào sẽ đem lại cảm giác thú vị khi thưởng thức. Ngày tết ăn rất nhiều đồ ngán, có chút mứt me tráng miệng thì còn gì bằng.
- Cách làm kem chuối
- Cách nấu thịt kho tàu

Nguyên liệu:

- Me chua xanh: 1 kg
- Đường: 800 gr
- Muối
Thực hiện:

Bước 1: Me ngâm nước nóng già (khoảng 80 độ C), sau đó dùng dao gọt bỏ lớp vỏ ngoài.
Bước 2: Ngâm me đã lột bỏ lớp vỏ vào nước muối đậm đặc khoảng 3 ngày để me ra bớt chất chua.
Bước 3: Sau 3 ngày thì vớt me ra dùng dao rạch một đường thẳng chạy dọc theo cạnh của quả me, cạy bỏ hạt me.
Bước 4: Ngâm me vào nước lạnh khoảng 1 ngày, thi thoảng lại thay nước cho me bớt mặn. Sau đó vớt me ra để ráo, rồi dùng dĩa châm quanh quả me.
Bước 5: Cho đường và nước vào chảo đun sôi, vừa đun vừa quấy đều cho đường tan (lượng nước ngập ngang bằng 2/3 lượng me).
Bước 6: Cho me vào chảo đường, đun lửa trung bình, vừa đun vừa quấy đều nhưng nhẹ nhàng trong khoảng 5- 6 phút cho me ngấm đường.
Bước 7: Vớt me ra, rải me lên vỉ rồi đem phơi nắng (nếu trời không nắng hoặc mưa, chị em có thể me lên vỉ rồi để trong nhà cũng được). Ngày đem me phơi nắng, tối lại cho me vào ngâm với nước đường sên me ở bước 6. Cứ lặp lại động tác này trong vài ngày cho đến khi thấy me ngậm đủ đường và trở lên trong hơn thì phơi nắng cho me được ráo lớp đường (hoặc có thể hong ráo lớp đường trong tủ lạnh).
Bước 8: Dùng giấy bóng kính để gói từng quả me lại. Cất me vào lọ kín để bảo quản.
Vì mứt me làm mất khá nhiều thời gian và cũng khá là công phu (từ 10-12 ngày). Nên các bạn hãy làm sớm 1 chút để Tết này nhà bạn có được món mứt me chua chua, ngọt ngọt, dẻo dai đãi khách nhé.

Chúc bạn và gia đình ngon miệng với món mứt me chua ngọt!

Hướng dẫn cách gói bánh chưng không cần khuôn

Hướng dẫn cách gói bánh chưng không cần khuôn
Để gói được những chiếc bánh chưng thơm ngon, xanh, dẻo mà không cần dùng khuôn cũng cần phải biết cách nhé chị em.
- Cách làm kem dừa
- Cách làm mứt dừa

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu được trong những ngày Tết của người Việt Nam. Tuy nhiên, để gói được bánh chưng ngon, chặt, lâu bị hỏng đòi hỏi sự kỳ công trong phần chọn nguyên liệu, cách gói cũng như cách luộc làm sao cho thời gian hợp lý đảm bảo bánh dẻo, giữ được lâu, thơm ngon. Cô Minh Thủy MasterChef sẽ hướng dẫn cách gói để các bạn có được món bánh chưng như ý muốn ngày Tết nhé!

Nguyên liệu:
- Lá dong gói bánh chưng, chọn loại lá bánh tẻ (loại lá không không non cũng không già)
- Lạt giang dẻo, khi gói cuộn không bị gãy
- Gạo nếp cái hoa vàng, hạt gạo to đều, thơm mới (tùy theo số bánh sẽ gói)
- Đỗ xanh, đỗ mới, bở, vàng, đẹp (tùy lượng theo số bánh sẽ gói), nấu chín và nghiền nhỏ.
- Thịt ba chỉ có phần nạc, mỡ, đều và dày. Chọn bì mỏng, đừng chọn nhiều nạc quá gây ngấy khi ăn
- Gia vị: Muối, hạt tiêu
Cách làm:

1. Chuẩn bị nhân đỗ xanh, thịt, lá, gạo

Bước 1: Đỗ xanh ngâm nở trong vòng 2 tiếng. Đãi sạch và nhặt bỏ những hạt xấu rồi xóc với 1 thìa ăn cơm muối, sau đó cho vào nồi hấp, hấp chín.

Đỗ chín bở, dùng thìa tán cho thật nhuyễn, đem trộn đều đỗ với một chút hạt tiêu (ít hay nhiều tùy khẩu vị). Sau đó, nắm đậu thành các nắm tròn bằng nhau.
Bước 2: Gạo ngâm khoảng 2 tiếng cho mềm (chỉ cần ngâm 2 tiếng là đủ làm mềm gạo, không ngâm lâu sẽ làm gạo bị chua và bở).

Sau khi ngâm mềm thì đãi lại gạo vài lần cho sạch và nhặt bỏ những hạt xấu. Sau đó xóc gạo với 1 thìa ăn cơm muối và 1 thìa ăn cơm hạt nêm.
Bước 3: Khi mua lá dong về cho vào nước rửa sạch. Nếu không rửa sạch sẽ thì dẫn đến bánh nhanh hỏng. Sau đó, dùng khăn sạch lau khô. Tiếp đó cắt phần sống lá (Tuy nhiên, sau khi cắt sống lá xong đừng bỏ đi mà để lót vào khi luộc bánh chưng). Lưu ý, khi cắt sống lá, không cắn sâu quá sẽ vào đến thịt lá, làm rách lá.
Bước 4: Thái thịt miếng to bản, dày khoảng 2cm, dài khoảng 5cm - 6cm rồi cho muối, hạt tiêu vào để ướp thịt. Gạo, nhân đã chuẩn bị đầy đủ.
2. Gói bánh

Bước 1: Khi gói bánh chưng, xếp 4 lá vuông góc như trong hình, 2 lá dưới úp mặt phải xuống (2 lá dưới để như vậy vì khi bọc bánh lại, phần mặt phải sẽ nằm bên ngoài làm cho bánh đẹp hơn), 2 lá trên ngửa mặt phải lên (2 lá trên làm vậy để khi bóc bánh, bánh không bị dính).
Bước 2: Cho khoảng 1 bát gạo vào giữa lá dong.
Bước 3: Lấy một nửa nắm đỗ xanh nhấn nhẹ để phần đỗ xanh trũng xuống, rồi đặt một miếng thịt vào giữa phần đỗ xanh sau đó, úp nửa phần đỗ xanh còn lại (cũng được ấn nhẹ cho trũng xuống) lên miếng thịt.
Nặn nhân sao cho phần đỗ xanh bao kín gần hết miếng thịt.
Đặt nhân lên trên phần gạo.
Bước 4: Đổ thêm một lớp gạo phía trên phần nhân và dùng tay san đều sao cho gạo phủ kín nhân.
Bước 5: Dùng tay gấp lần lượt lá dong bên phải và trái vào nhưng lưu ý chú ý phải chắc tay. Phần lá dong thừa thì gập mép lại (gập vào bên trong để giấu lá thừa).
Sau đó, phần gấp phần đầu lá dưới lên. Bóp mép hai bên phần đầu trên của bánh, gấp nốt phần lá thừa ở bên trên lại cho vuông vắn.
Bước 6: Để làm một chiếc bánh chưng vuông này, chị em cần có 4 chiếc lạt. Buộc hai chiếc lạt đầu tiên song song nhau để giữ cho bánh chặt, lá không bung ra. Hai lạt sau vuông góc với hai lạt trước.

Sau khi buộc xong, dùng tay ấn 4 phía của bánh để bánh được chặt.

Tiếp theo là làm động tác giỗ bánh xuống bàn để bánh được thêm chắc. Thử lắc bánh, nếu còn nghe tiếng gạo bên trong là bánh chưa được gói chặt.

3. Luộc bánh

Cho phần sống lá dong đã cắt lúc mới bắt đầu làm xuống đáy nồi, sau đó xếp bánh lên trên. Cho nước lã vào ngập toàn bộ phần bánh rồi đun lửa to đến khi sôi thì giảm bớt lửa.

Sau đó, cứ 1 tiếng kiểm tra 1 lần để xem mực nước. Nếu mực nước giảm thì phải dùng nước đun sôi đổ thêm vào. Nấu trong 8-10 tiếng sẽ vớt bánh ra.

Sau khi vớt bánh, dùng khăn nhúng nước lã rửa sạch bên ngoài bánh. Tìm chỗ thoáng mát trong nhà, xếp bánh ra rồi đặt 1 tấm ván lên trên. Tiếp đó cho thêm chậu nước hoặc vật nặng đè lên trên tấm ván để bánh được săn, chắc. Khi bánh nguội hoàn toàn là có thể cắt bánh đem thắp hương trên mâm cỗ ngày Tết rồi. Chúc các bạn thành công khi gói bánh chưng nhé!

Hướng dẫn cách làm Mứt gừng cho ngày tết

Hướng dẫn cách làm Mứt gừng cho ngày tết
Chắc chắn khách đến chơi nhà sẽ vô cùng thích thú khi thưởng thức cả hai loại mứt gừng khô và dẻo. Mứt gừng là mon ăn truyền thống lâu đời của Ẩm Thực Việt Nam được rất nhiều người yêu thích.
- Cách làm sườn xào chua ngọt
- Cách làm bánh tráng trộn

Mứt gừng khô

Cách làm mứt gừng rất đơn giản, chị em nào cũng có thể làm được.

Nguyên liệu:

- Gừng bánh tẻ
- Đường
- Chanh: 1 quả (hoặc 50 ml dấm)

Thực hiện:

- Gừng nên chọn mua loại gừng bánh tẻ (không quá già mà cũng không quá non). Đem rửa sạch đất cát rồi cạo bỏ lớp vỏ ngoài. Dùng dao sắc thái miếng thật mỏng (hoặc dùng nạo để nạo gừng thành miếng mỏng).

- Cho gừng vào nồi, đổ nước ngập mặt gừng, sau đó đun sôi nước. Nhấc nồi gừng xuống, gạn bỏ nước gừng. Lặp lại động tác luộc gừng khoảng 2 – 4 lần (tùy vào việc gừng đã đạt được độ cay như bạn mong muốn hay chưa). Lần luộc gừng cuối cùng thì nên vắt vào nồi nước luộc một quả chanh (hoặc dấm) để gừng được trắng hơn.
- Vớt gừng ra rổ để cho ráo bớt nước rồi đem trộn với đường theo tỉ lệ 1kg gừng đi với khoảng 0,5 – 0,6kg đường, đảo đều. Để ngâm trong khoảng 5 – 6 tiếng hoặc đến khi đường tan hoàn toàn. Thi thoảng nên đảo đều để gừng ngấm đều đường.

- Đặt chảo gừng lên bếp, đun ở mức lửa trung bình. Thi thoảng đảo đều cho gừng ngấm đường. Khi nước đường cạn chỉ còn sền sệt và thấy nặng tay khi đảo thì hạ lửa xuống mức nhỏ nhất.

- Dùng đũa đảo liên tục cho đến khi đường kết tinh bám trắng vào miếng gừng và những miếng gừng tách rời nhau thì nhấc chảo gừng xuống.

- Tiếp tục đảo đều vài lần nữa rồi để cho gừng nguội hẳn. Khi gừng nguội, cho vào lọ thủy tinh bảo quản, ăn dần nhé! Món mứt gừng cay cay này chắc chắn sẽ đem đến bạn một năm mới ấm áp!

Hướng dẫn cách làm món thịt chân giò ngâm mắm

Hướng dẫn cách làm món thịt chân giò ngâm mắm
Chắc chắn ai cũng sẽ mê món thịt chân giò ngâm mắm này trong bữa cơm ngày Tết. Hãy làm phong phú thực đơn các món ngon để đãi khách nhân dịp năm mới các chị em nhé.
- Cach lam kem chuoi ngon
- Cach lam caramen

Nguyên liệu:

- Thịt chân giò: 2 cái (khoảng 700 gr)
- Tỏi, ớt, đường, mắm, tiêu hạt, hành khô.
Thực hiện:

Bước 1: Thịt chân giò làm sạch, dùng chỉ quấn quanh để bó chặt thịt chân giò lại (càng quấn chặt tay càng tốt).
Bước 2: Đổ nước ngang mặt thịt, cho lên bếp đun sôi. Vớt thịt ra rửa cho sạch bọt bẩn. Cho nước mới vào luộc thịt sôi khoảng 25 phút với một ít gia vị, hạt nêm và 1 củ hành đập dập. Sau đó vớt ra ngâm vào bát nước đá cho đến khi thịt thật nguội.
Bước 3: Pha 450 ml nước mắm với 150 ml nước lọc và 400gr đường. Cho lên bếp đun sôi lăn tăn, vừa đun vừa quấy đều cho đường tan, sau đó thả ớt, tỏi và tiêu hạt vào, tắt bếp, để cho thật nguội.
Bước 4: Cho thịt vào lọ thủy tinh, đổ hỗn hợp nước mắm ngập mặt thịt. Đậy kín lắp lọ rồi cất nơi thoáng mát khoảng 4-5 ngày là ăn được.
Khi thịt đã ngấm mắm, thì vớt ra cho vào tủ lạnh để bảo quản và ăn dần.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với món thịt chân giò ngâm mắm!

Lưu ý:

- Lọ thủy tinh cần phải thật sạch, nên luộc qua và phơi khô để tránh việc khi ngâm chân giò, nước ngâm sẽ bị nổi váng và nhanh hỏng.

- Nếu cẩn thận hơn thì sau khi ngâm thịt với mắm được 1 ngày. Đổ nước mắm ra và đun sôi lăn tăn lại, để cho thật nguội và lại đổ vào thịt để ngâm.